Nếu như bạn là một “golfer” chuyên nghiệp, thì sân golf chắc chắn là một địa điểm mà bạn thường xuyên phải lui tới. Vậy sân golf khác điểm gì so với các loại sân thể thao khác? Các thành phần cơ bản trong sân golf gồm những yếu tố nào? Kích thước chuẩn của một sân golf là như thế nào? Làm sao để đánh giá các tiêu chí và tiện ích của một sân golf? Trung tâm IGC GOLF sẽ giải đáp giúp bạn những câu hỏi này, cùng theo dõi bài viết sau đây.
1. Sân golf là gì?
Vậy sân golf là gì và sân golf có mấy loại bạn đã biết chưa? Sân golf là một sân lớn, có địa hình gồ ghề phù hợp với việc chơi golf, sân golf thường bao phủ bằng cỏ nhân tạo hoặc cỏ tự nhiên. Tùy thuộc vào nhà đầu tư xây dựng sân golf, thì sân golf sẽ có những địa hình khác nhau.
Các sân golf ở Việt Nam thường được xây dựng dành cho những người có nhu cầu hoặc đam mê chơi golf hoặc những golfer nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Sân golf được phiên dịch từ tiếng anh trong thuật ngữ “Driving Range”, loại sân nào dùng để người chơi luyện tập kỹ thuật swing.
Thông thường, sân golf tại Việt Nam sẽ được chia thành hai loại chính:
- Loại sân golf dùng để tập tại các khuôn viên trường học, sân công cộng: Loại sân golf này được xây dựng với mục đích là giúp các golfer luyện tập lại các thử thách, chướng ngại vật được mô phỏng trực tiếp từ các sân gói thi đấu, giúp các golfer có được trải nghiệm và cọ xát thực tế.
- Loại sân golf dùng để cá nhân, tập theo đội nhóm, tập cùng huấn luyện viên: Loại sân golf này thường được xây dựng tách biệt với trung tâm, giúp các golfer có được không gian luyện tập, thi đấu, luyện tập cùng đồng đội của mình phục vụ cho việc chơi golf để giải trí, để thi đấu,…
2. Các thành phần cơ bản trong sân golf
Vậy một sân golf chuẩn thì cần phải đảm bảo được những yếu tố nào? Các thành phần cơ bản trong sân golf gồm những gì? Một số golf đạt tiêu chuẩn thì phải có đầy đủ các yếu tố như sau: Tee-box, Fairway, Green trong golf, Hole trong golf, Rough trong golf, Golf Hazards trong golf, Fringe/Collar trong golf, Trees và một số yếu tố khác.
- Tee-box: Tên tiếng việt gọi là điểm xuất phát bóng đầu tiên của mỗi golfer, để thực hiện đánh bóng. Golfer cần phải đặt bóng đúng vị trí tại điểm chốt gọi là Tee. Sau đó, sử dụng gậy driver hoặc các loại gậy gỗ có độ dài tương tự để giúp đánh đúng bóng vào fairway kế vùng green.
- Fairway: Là vùng sân cỏ nằm giữa Tee-box và Green. Fairway thường được thiết kế kéo dài từ điểm phát bóng đến gần vùng Green. Việc đánh bóng golf vào vùng Green là một trong những mục đích chính khi chơi golf, đánh bóng vào vùng Green cũng sẽ dễ dàng hơn so với vùng Rough hay Hazards. Những loại gậy thường sử dụng để đánh vào vùng fairway là số 3, 4, 5.
- Green: Vùng green trong golf vùng cỏ bao quanh golf, khu vực green thường được dùng loại cỏ bermuda hoặc bentgrass, loại cỏ này khá mịn nên sẽ giúp bóng lăn nhanh hơn, Vùng green cũng được thiết kế có hơi dốc để so với những vùng khác.
- Hole: Vùng hole được đánh giá là một phần không thể thiếu trong golf. Lỗ chứa bóng của vùng Hole có đường kính từ 10 – 11 cm, độ sâu của hộ từ 8 – 10 cm. Vị trí của vùng hole sẽ được đánh dấu bởi 1 cái cờ nhỏ màu đỏ hoặc trắng. Theo như luật, nếu lỗ được treo cờ đỏ thì lỗ sẽ nằm phía trước của vùng Green, cờ màu trắng thì lỗ sẽ ở phía sau.
- Rough: Vùng rough được làm từ những đường biên xung quanh vùng fairway. Khu vực vùng rough thường sẽ làm từ cỏ thô hơn những vùng khác. Vì nó là vùng chướng ngại vật, nên golfer khi đánh sẽ thường né các vùng này.
- Golf Hazards: Vùng Hazards sẽ tạo cho sân golf nhiều thách thức như địa hình ở vùng này có phần gồ ghề, nhiều chướng ngại vật hơn. Thử thách còn ở những những hồ nước, rạch sông nhỏ được đánh dấu bằng chiếc cọc vàng đặt ở giữa vùng green.
- Fringe/ Collar: Là vùng bao bọc xung quanh vùng green, vùng này cỏ sẽ mọc cao hơn so với các vùng khác.
- Trees: Vùng này được bao bọc xung quanh những cây cảnh lớn với nhiều kích thước. Vùng này được thiết lập để tăng thêm độ khó cho các golfer, ví dụ khi lực đánh của bạn quá mạnh có thể sẽ khiến cho bóng mắc trên tán hoặc rễ cây, khi đó bạn sẽ phải tìm cách giải quyết để tiếp tục được trận golf mong muốn.
Tại IGC đào tạo các khóa học golf từ cơ bản đến nâng cao dành cho người mới bắt đầu và các golfer chuyên nghiệp giúp cải thiện kỹ thuật đánh golf.
3. Kích thước của sân golf
Vậy bạn có biết sân golf rộng bao nhiêu là đạt chuẩn? Kích thước chuẩn của một sân golf ngoài trời sẽ có chiều dài từ 100 – 500m, chiều rộng từ 50 – 200m (số liệu chỉ mang tính chất tham khảo). Các sân có kích thước chuẩn thường sẽ được dùng để tập luyện, thi đấu, ở các khuôn viên rộng lớn. Địa hình của sân golf sẽ đa dạng tùy theo thiết kế của sân, sân có kích thước này thường sẽ có sức chứa từ 20 – 30 người.
Đối với kích thước sân golf mini được sử dụng tại các khuôn viên biệt thự lớn dành cho gia đình, bạn bè luyện tập cùng nhau sẽ kích thước nhỏ hơn, các thành phần trong sân golf cũng sẽ hạn chế, vì là sân golf phục vụ mục đích giải trí cho gia đình nên sẽ sân sẽ không có quá nhiều chướng ngại, thử thách để các thành viên có thể thư giãn cùng nhau.
3.1. Kích thước sân golf 9 lỗ
Diện tích của sân golf 9 lỗ chuẩn có thông số chiều dài phải đạt ít nhất 2.600m và tối thiểu phải có lỗ par 3. Chiều dài của lỗ par 3 được ước tính tối thiểu từ 200 – 230m, lỗ par 4 được ước tính từ 230 – 430m, lỗ par 5 ước tính từ 430m. Số liệu trên chỉ là số liệu tham khảo, chiều của sân 9 lỗ còn phù thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, quỹ đạo, điều kiện khi xây dựng.
3.2. Kích thước sân golf 18 lỗ
Diện tích sân golf 18 lỗ chuẩn có thông số quốc tế là khoảng 50 – 90ha, chiều dài được ước tính từ 6000 – 6300m. Sân golf 18 lỗ được tính theo cả hai thông số, nếu như là nam thì sẽ được tính khoảng cách từ điểm phát bóng đến lỗ của bóng, nếu như là nữ thì điểm phát bóng sẽ được dịch chuyển lại gần lỗ hơn.
3.3. Kích thước sân golf 36 lỗ
Diện tích sân golf 36 lỗ chuẩn thường sẽ từ 190 – 250ha, mục đích xây dựng sân golf 36 lỗ để phục vụ cho mục đích du lịch, luyện tập. Những dự án sân golf 36 lỗ thường sẽ được đầu tư và xây dựng tại các khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp.
Các khóa học golf cơ bản tại IGC sẽ giúp bạn hiểu rõ các kiến thức về sân golf cũng như các thuật ngữ về golf.
4. Các tiện ích đi kèm sân golf
Đi đôi với sân golf đầy đủ tiêu chuẩn, thì các tiện ích bên trong một sân golf cũng được đánh giá là 1 yếu tố quan trọng mà các golfer quan tâm
- Phòng thay đồ: Dù cho có là sân golf tiêu chuẩn hoặc mini thì phòng thay đổi vẫn phải được trang bị. Phòng thay đồ là nơi để giúp các golfer thay trang phục phù hợp để đánh golf, ngoài ra tại phòng thay đồ cũng có thể kinh doanh các trang phục, dụng cụ chơi golf cần thiết.
- Nhà hàng, máy bán nước tự động: Đi đôi với việc luyện tập golf nhiều căng thẳng, thì khuôn viên sân golf phải xây dựng thêm nhà hàng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của các golfer.
Bạn mong muốn trở thành một golfer chuyên nghiệp, nâng cấp trình độ, kỹ thuật chơi golf thì hãy tham gia khóa học golf nâng cao tại trung tâm IGC Golf sẽ thiết kế lộ trình phù hợp nhất cho bạn.
5. Tiêu chí khi chọn sân golf
Sau đây, ICG Golf sẽ đưa ra 3 tiêu chí cần thiết khi lựa chọn một sân golf. Nếu như bạn là new golfer thì cũng có thể dựa vào 3 tiêu chí này để lựa chọn riêng cho mình một sân golf phù hợp nhé.
5.1. Mức chi phí vào chơi
Mức phí hay giá thuê sân golf thường sẽ có chi phí được đánh giá là “đắt xắt ra miếng”. Vì cơ bản. bộ môn golf cũng chỉ dành cho những cá nhân/tổ chức có thu nhập cao. Phí thuê sân sẽ dao động từ 30 – 200 USD cho mỗi lần chơi và tùy thuộc mà loại sân bạn thuê.
5.2. Vị trí của sân golf
Vị trí của một sân golf rất quan trọng, nếu như sân golf nằm ở một vị trí tốt sẽ giúp cho việc chơi golf của bạn được thuận tiên hơn. Lựa chọn sân golf nằm gần trung tâm thành phố cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, thời gian di chuyển. Vị trí sân golf cũng sẽ hạn chế được trường hợp thời tiết, địa hình gây ảnh hưởng đến.
5.3. Dịch vụ cho khách
Cuối cùng, một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế thì phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng của mình từ dịch vụ chăm sóc do các caddie để hỗ trợ các golfer. Ngoài ra, các dịch vụ như thuê trang phục, thuê dụng cụ, thuê huấn luyện viên cũng là những tiêu chí bắt buộc phải có đối với một sân golf.
6. Các sân golf nổi tiếng tại Việt Nam
Các sân golf ở Việt Nam ngày nay đã rất phát triển, phục vụ được tất cả nhu cầu cho các bạn từ luyện tập, vui chơi, thi đấu. Sân tập golf được đầu tư quy mô chỉn chu đúng với tiêu chuẩn quốc tế, dưới đây ICG Center sẽ gợi ý đến bạn một số địa điểm đánh golf như
6.1. Sân golf tại miền Nam
Nếu bạn sinh sống và làm việc ở miền Nam thì có thể lựa chọn các sân golf:
- 234 Đường Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh, Sân tập Him Lam, TP-HCM.
- D23, Đường Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, Sân tập Gunny golf, TP-HCM.
- Số 01 Thùy Vân, P.Nguyễn An Ninh, TP. Bà Rịa-Vũng Tàu.
6.2. Sân golf tại miền Bắc
Nếu bạn dang sống và làm việc tại miền Bắc thì có thể chọn lựa các sân golf:
- Đường Lê Đức Thọ, Q.Mỹ Đình, Sân tập FLC, Hà Nội.
- Số 125 Nguyễn Sơn, P.Gia Thụy, Q.Long Biên, Sân tập Đảo Sen, Hà Nội.
- Sân tập Viettime, Tòa nhà Viettime, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, P. Cầu Giấy, Hà Nội.
6.3. Sân golf lại miền Trung
Nếu bạn sinh sống và đang công tác làm việc ở miền Trung thì có thể tìm kiếm các sân golf:
- Sân golf Bà Nà Hills, Bà Nà Hills Golf Club.
- Sam Tuyen Lam golf Club, Sân golf Sacom.
- Sân golf KN Golf Links, Cam Ranh, Nha Trang.
Trung tâm đánh golf IGC GOLF CENTER cũng đã áp dụng mô hình chơi golf cao cấp trong nhiều năm. Tại đây, chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại hình, thành phần, sân chơi, các tiện ích bắt buộc phải có đối với một sân golf, giúp các khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ.
Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn thỏa mãn được câu hỏi sân golf là gì? Trung tâm golf ICG chúc các golfer sẽ tìm được cho mình một địa điểm để luyện tập golf được hiệu quả, và có được những trải nghiệm và kiến thức bổ ích nhé!